Tìm Hiểu Quy Trình Lò Sấy Gỗ

09/11/2021
Tìm Hiểu Quy Trình Lò Sấy Gỗ

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp là rất lớn. Trước khi gỗ được sử dụng để chế tạo thành phẩm đưa vào sử dụng thì cần được sấy khô. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta sấy gỗ dưới nhiều hình thức khác nhau như gỗ bóc, gỗ thanh, hay bột gỗ. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về lò sấy gỗ, từ những thuật ngữ cơ bản nhất đến công nghệ, kỹ thuật và cả quy trình sấy của một hệ thống sấy gỗ trong công nghiệp.

Lò sấy

Hình ảnh: Lò sấy gỗ

Lò sấy gỗ là gì?

Lò sấy gỗ, hệ thống sấy gỗ là một dây chuyền chuyên dùng để sấy gỗ, bao gồm máy sấy, phụ kiện sấy và một số thiết bị khác. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng hệ thống gỗ như một dây chuyền quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong quá trình bảo quản lâm sản để phục vụ cho một số mục đích công nghiệp hoặc cung cấp cho những cơ sở khác.

Ưu điểm khi sử dụng lò sấy gỗ

  • Thời gian sấy nhanh.
  • Không làm thay đổi đến chất lượng gỗ.
  • Gỗ sau khi sấy thì khối lượng giảm, tiết kiệm chi phí vận chuyển.
  • Vận hành đơn giản, hoàn toàn tự động.
  • An toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
  • Tiết kiệm nhiên liệu.

Lò sấy gỗ

Thiết kế lò sấy gỗ

Chúng tôi thiết kế các hệ thống sấy gỗ theo yêu cầu của khách hàng đa dạng về hình dạng kích thước gỗ và về nguồn nhiệt.

Phân loại về kích thước gỗ:

  • Lò sấy gỗ thanh
  • Lò sấy gỗ tấm bóc
  • Lò sấy gỗ dạng bột nghiền.

Phân loại về nguồn nhiệt:

  • Lò sấy gỗ bằng calorifer khí hơi – Sử dụng lò hơi.
  • Lò sấy gỗ bằng calorifer khí khói – Sử dụng khói của lò đốt.
  • Lò sấy gỗ sử dụng nhiệt của lò dầu tải nhiệt, lò dầu truyền nhiệt.

Quy trình sấy lò sấy gỗ

Qúa trình sấy sẽ diễn biến theo các giai đoạn sau đây :

Giai đoạn làm nóng 

Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độcủa gỗ trước khi sấy từ to = 30oc lên đến nhiệt độ sấy to = 50 – 60oc trong khoảng thời gian nhất định ( Khoảng 2 thiếng đồng hồ /1cmbề mặt ván ).Để làm nóng gỗ – Không làm khô gỗ. Ở giai đoạn này ta cần có một môi trường sấy rất ẩm ( Y = 100% ),do đó cần phải phun ẩm một cách liên tục với áp suất hơi P = 0.5 – 1 kg/cm2 trong thời gian làm nóng gỗ.

sấy gỗ

Giai đoạn hấp gỗ 

Giai đoạn này chỉ thực hiện đối với một số loại gỗ khó sấy: Gỗ tươi ướt có hàm lượng ẩm ban đầu quá cao và gỗ sấy có kích thước lớn thay thế cho khâu luộc gỗ ỏ nhiều cơ sở sản xuất thường làm. Yêu cầu chủ yếu của giai đoạn này là tiếp tục duy trì tình trạng ẩm của môi trường sấy ở mức gần như bão hòa hơi nước trong một thời gian thích hợp tùy theo bề dày ván gỗ sấy ( Theo quy trình sấy ).Để làm được việc này ta sẽ phun ẩm định kỳ PÂĐK ( 4 giờ phun 2 giờ .6 giờ phun 2 giờ .10 giờ phun 2 giờ .

Giai đoạn sấy 1 : Còn gọi là sấy đầu – Sấy đẳng tốc

Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian đủ để cho độ ẩm của gỗ sấy rút xuống gần đến điểm bão hòa thớ gỗ .Trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu (Wa) loại gỗ và kích thước gỗ (Theo quy trình sấy)

Đổi hướng gió: Đảo hướng gió là một yếu tố quan trọng trong một quy trình sấy của tất cả các loại gỗ được tiến hành như sau:

  • Tắt các động cơ của quạt gió
  • Cắt dòng điện thuận chiều bằng cách cúp cầu dao
  • Đóng cầu dao về dòng điện ngược chiều
  • Khi các động cơ của quạt gió ngưng hẳn thì mới bật công tắc cho quạt làm việc trở lại .

Không được bật công tắc đảo chiều khi các quạt gió chưa ngưng hẳn. Trường hợp khi đảo chiều gió mà các quạt gió còn đang còn trớn mà đã chuyển công tắc ngay thì dẫn đến tình trạng:

  • A – Nhanh hư hỏng bạc đạn
  • B – Cánh quạt dễ bị biến dạng bởi thay đổi lực ly tâm đột ngột

Khi đổi chiều gió : nhất thiết phải đóng cửa thoát ẩm lại để tránh quạt gió sẽ hút không khí ở ngoài vào lò sấy
Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ sấy ổn định bằng nhiệt độ sấy ban đầu và hãm không cho lớp gỗ bề mặt khô quá nhanh để đảm bảo quá trình di chuyển ẩm từ tâm ván ra ngoài một cách liên tục và ở mức tối đa phù hợp với từng loại gỗ sấy .Theo kinh nghiệm, trong giai đoạn này vẫn phải đóng kín các cửa thoát dẫn khí

Giai đoạn xử lý giữa chừng 

Xử lý giữa chừng chỉ thực hiện đối với các loại gỗ khó sấy ( Dễ sinh ra khuyết tật ,cong vênh ,dạn nứt trong khi sấy ,ván ,gỗ có kích thước lớn…) Để tiến hành giai đoạn này ta phải phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý giữa chừng. Thời gian xử lý giữa chừng phụ thuộc vào kích thước ván, gỗ

Giai đoạn sấy 2 : Giai đoạn sấy cuối – Sấy giảm tốc

Giai đoạn này biểu thị quá trình sấy mà ở đó độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ.Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn .Do vậy trong quá trình sấy bước sang giai đoạn sấy 2 sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở mở dần cửa thoát ẩm để tăng dần của môi trường sấy ( làm khô dần môi trường sấy ) hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối.

quy trình sấy gỗ

Hình ảnh: Quy trình xử lý gỗ

Giai đoạn xử lý cuối cùng và làm nguội

Đối với các loại gỗ dễ sấy ,ván mỏng có thể không cần xử lý cuối ,còn nói chung đối với các loại gỗ khó sấy ,gỗ có kích thước lớn và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy có nhu cầu gia công ngay … thì cần phải xu cù tiến giai đoạn xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy .Mục đích của giai đoạn này là làm cân bằng độ ẩm và ứng suẩt trong gỗ để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công

SAU KHI XỬ LÝ CUỐI :

– Mở cửa thoát dẫn khí ( Cửa thoát ẩm )

– Tắt nhiệt hoàn toàn

– Cho quạt chạy liên tục để đẩy dần không khí nóng ra khỏi lò sấy và đưa dần không khí nguội vào lò sấy để làm nguội .Quá trình làm nguội nên tiến hành một cách từ từ và chấm dứt khi nhiệt độ giảm xuống dưới 40c

Zalo

0979.208.509

0979.856.196