Vận hành lò hơi là một công việc đòi hỏi tính cẩn thận và độ an toàn cao. Để lò hơi hoạt động an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi người vận hành phải tuân thủ đúng quy trình vận hành lò hơi đúng tiêu chuẩn. Để đảm bảo có đủ kỹ năng và kiến thức về cách vận hành lò hơi hãy cùng trang bị thêm kiến thức về quy trình vận hành lò hơi đúng tiêu chuẩn nhé!
Trong quá trình sản xuất công nghiệp lò hơi được xem như trái tim của cả một hệ thống, nó đóng vai trò cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị sử dụng nhiệt để thực hiện các công đoạn sấy, hấp, nấu, nung, tôi… bất cứ loại sản phẩm nào; hoặc để tạo ra điện năng trong nhà máy điện.
Chính bởi tầm quan trọng của nó nên lò hơi nhận được sự quan tâm rất lớn của chủ doanh nghiệp, nhất là đối với các dây chuyền sản xuất mà chi phí cho nguyên vật liệu sử dụng trong lò hơi có thể chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất.
Hình Ảnh: Lò hơi công nghiệp thiết bị không thể thiếu của các ngành công nghiệp hiện đại
Trong quá trình sử dụng nếu vận hành và bảo dưỡng đúng cách, chi phí tiết kiệm được từ bộ phận lò hơi sẽ giúp cho sản phẩm làm ra có mức chi phí cạnh tranh rất đáng kể, một điều mà bất cứ người kinh doanh nào trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay cũng mong muốn. Ngược lại, sự lơ là hay thiếu hiểu biết trong vận hành và bảo dưỡng lò hơi sẽ gây ra những lãng phí không đáng có, vì lúc đó lò hơi sẽ “đốt cháy” nguyên vật liệu bị đốt cháy một cách lãng phí nếu nó được vận hành trong điều kiện hiệu suất cháy thấp.
Bước 1: Chuẩn bị
+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, nước, dầu gas
+ Kiểm tra nhiên liệu đốt
+ Kiểm tra mức nước trong bồn nước và chất lượng nước, bộ làm mềm
+ Mở các van của đường hút và cấp gas, van trên đường hút và cấp nước, van gas mồi
+ Kiểm tra mực nước trong lò, các hệ thống đo lường, chỉ thị, cửa quan sát
+ Kiểm tra các hệ thống an toàn của lò hơi
+ Mở CB từ vị trí (OFF) sang vị trí (ON) cấp điện nguồn.
Bước 2: Vận hành bơm nước
+ Bơm nước cấp của lò hơi làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị, bơm nước ngừng hoạt động khi mực nước trong lò hơi vừa đủ (theo quy định).
+ Việc chạy bơm nước bằng tay được thực hiện trong các trường hợp:
Thay nước khi cần làm vệ sinh lò
Cấp nước nhanh khi hệ thống cấp nước tự động bị hỏng.
Công nhân vận hành cần theo dõi tín hiệu báo sự cố và hệ thống chỉ thị mực nước để vận hành bơm nước dự phòng khi cần thiết.
Bước 3: Kiểm tra khí gas
+ Kiểm tra van cấp khí gas, kiểm tra đồng hồ áp khí gas ở áp suất thích hợp (0.5 PSI)
Hình Ảnh: Vận hành hệ thống lò hơi đúng cách để đem lại hiệu quả cao
Bước 4: Khởi động
+ Trước khi bật nguồn, cần chuyển tất cả các swith trên các tủ điện lò hơi về vị trì off.
+ Mở công tắc chính: CB tổng từ vị trì (OFF) sang vị trí (ON), đèn báo nguồn bật sáng, các tín hiệu sự cố báo cho công nhân vận hành biết để xử lý. Lúc này: Nếu nước trong lò hơi thấp, đèn báo cạn nước sáng, còi kêu:
+ Xử lý các sự cố ban đầu bằng cách:
Bật công tắc Pump Control sang vị trí ON, chọn bơm 1 hoặc bơm 2 bơm nước sẽ hoạt động cung cấp đủ nước cho lò hơi, khi đạt yêu cầu đèn Low Limit Water sẽ tắt khi ấn nút Low Limit Water Reset.
+ Khởi động:
Khi các đèn báo sự cố tắt hết, lò hơi sẵn sàng hoạt động ở chế độ đốt tự động
Mở công tắc của bơm nước, cấp liệu về vị trí chạy tự động
Bắt đầu vận hành lò hơi (Reset lại bộ chương trình trước khi vận hành trong trường hợp cần thiết).
Khi thấy hơi nước thoát nhẹ ra ở van xả khí, khóa chặt van lại tiếp tục vận hành lò đến áp suất quy định.
Khi áp suất gần đạt định mức, lò hơi chuyển sang chế độ đốt nhỏ, đến khi đến áp suất định mức, lò hơi tạm dừng hoạt động.
Khi bên sử dụng hơi không tăng giảm đột ngột (do bên sử dụng đều đặn) chế độ đốt của lò hơi có thể ổn định ở mức nhất định.
Hình Ảnh: Sử dụng lò hơi đúng cách góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất
+ Trong quá trình lò hơi hoạt động:
Công nhân vận hành thường xuyên theo dõi tín hiệu báo hiệu trên mặt tủ điều khiển, phát hiện các sự cố được báo hiệu qua đèn báo để kịp thời xử lý. Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bộ phận, chi tiết sau:
Bộ phận chỉ thị mực nước: Kính thủy
Bộ phận cung cấp dầu: Đồng hồ áp suất dầu cấp
Các thiết bị đo lường: Nhiệt độ khói, áp suất hơi, nhiệt độ các bồn nước
Các thiết bị an toàn
+ Cung cấp hơi cho các phân xưởng sử dụng:
Kiểm tra các van trên đường cấp hơi nhánh
Mở van cấp hơi theo yêu cầu sử dụng
Chú ý: Mở nhẹ van hơi chính từ từ để ống giãn nở nhiệt đều và đuổi nước ngưng trong đường ống, tránh hiện tường va đập thủy lực và giãn nở kim loại ống dẫn đột ngột.
Kiểm tra mức nước tại ống thủy đảm bảo luôn ở mực nước trung bình trong quá trình mở van cấp hơi cho các nơi tiêu thụ.
Bước 5: Ngừng hoạt động
+ Xoay công tắc chính từ vị trí (ON) sang vị trí (OFF) hay về (0)
+ Cắt cầu dao điện hoặc áp tô mát ngưng cung cấp điện cho tủ điều khiển
+ Kiểm tra lại toàn bộ, vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành
+ Làm các thủ tục bàn giao ca tại chổ (theo quy định)
Nếu nghỉ sản xuất phải giảm áp suất hơi trong lò hơi về 0, bằng cách xả van khí trên thân lò, xả đáy kết hợp với bơm nước (tránh bơm nước lạnh quá nhiều để làm lò nhanh nguội)
Khi ngưng lò dài hạn, phải có kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh và biện pháp phòng chống hiện tượng ăn mòn trong, ngoài lò.
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ÁP LỰC ĐÔNG ANH
Địa chỉ: Km 3, Quốc Lộ 3, Xã Mai Lâm, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội
Số điện thoại: 0243.9610170 – 0243.9611397
Hotline: 0913.208.509 – 0979.208.509
Email: info@noihoidonganh.com
Giờ mở cửa: 7:30-17:15
0979.208.509
0979.856.196