Cách Vệ Sinh Và Kiểm Định Lò Hơi Đúng Cách Hiệu Quả
Cách Vệ Sinh Và Kiểm Định Lò Hơi Đúng Cách Hiệu Quả
16/03/2020
Vệ sinh và kiểm định lò hơi là quy trình quan trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của thiết bị nhiệt động quan trọng này. Lò hơi, bất kể loại hình hoặc nguồn nhiên liệu sử dụng, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nhiệt và hơi nước cho mục đích sưởi ấm và sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng lò hơi hoạt động tối ưu, cần thực hiện vệ sinh và kiểm định định kỳ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách vệ sinh và kiểm định lò hơi đúng cách để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất. Chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình kiểm tra các thành phần quan trọng, bảo dưỡng định kỳ, và các tiêu chuẩn an toàn cần tuân theo. Cùng tìm hiểu cách thực hiện việc này một cách hiệu quả để đảm bảo rằng lò hơi của bạn hoạt động ổn định và bền bỉ trong thời gian dài.
1. Vì sao phải vệ sinh và kiểm định lò hơi?
Lò hơi (nồi hơi) là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động và sản xuất của nhà máy. Đây là thiết bị sinh hơi nước và nhiệt độ cao cho nên chúng ta cần kiểm định và vệ sinh thường xuyên để tránh gây nguy hiểm cho người dùng.
Việc kiểm định lò hơi là hết sức cần thiết phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thời hạn quy định (theo thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH) để giúp máy hoạt động tốt hơn, bền hơn.
1.1. Cần vệ sinh và kiểm định lò hơi vì:
An toàn
Vệ sinh và kiểm tra định kì để tránh nguy cơ xảy ra các vụ nổ và rò rỉ khí.
Hiệu suất
Vệ sinh định kì giúp loại bỏ cặn bã và các chất thải tích tụ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí hoạt động.
Tuổi thọ thiết bị
Bảo dưỡng định kì giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Tuân thủ quy định
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.
1.2. Nguyên tắc cần lưu ý trong vệ sinh và bảo dưỡng nồi hơi
Để quá trình thực hiện diễn ra nhanh nhất và đem lại hiệu quả tuyệt đối, quý khách hàng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Với các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với lửa của nồi hơi cần vệ sinh bằng 1 số dụng cụ phổ biến như bàn chải, chổi công nghiệp hoặc máy hút bụi.
Làm sạch bụi bẩn, cặn bám trong đường dẫn khói.
Tháo tất cả các cửa của nồi hơi, làm sạch các bề mặt tiếp xúc với nước.
Thùng đựng dầu sẽ có nhiều nước tích tụ và cặn bẩn cần chú ý làm sạch.
Sử dụng các loại van đạt tiêu chuẩn để thay thế định kỳ.
Kiểm tra bơm nhiên liệu nếu bị mòn thì cần thay thế.
Xả, rửa sạch bộ thu hồi nước ngưng tụ bên trong máy.
Phục hồi và rửa sạch hệ thống cung cấp hóa chất.
Kiểm tra chắc chắn tất cả mọi đầu dây điện và vặn chặt.
Kiểm tra hệ thống cung cấp, bộ khử khí đảm bảo tất cả đều an toàn.
Kiểm tra cơ khí cho toàn bộ hệ thống nồi hơi.
2. Cách vệ sinh lò hơi đúng cách mang lại hiệu quả cao
Khoảng thời gian trung bình để vệ sinh lò hơi thường được thực hiện từ 3-6 tháng/1 lần tùy thuộc vào tần suất sử dụng nồi hơi và mức độ nước cấp. Tham khảo ngay quy trình dưới đây.
2.1. Vệ sinh ống lửa lò hơi
Bước 1
Tháo cửa trước và cửa sau của lò hơi.
Bước 2
Lấy hết tro bụi ở trong ống lửa ra ngoài.
Bước 3
Dùng nước nén áp lực đẩy sạch tro bụi ra ngoài.
Bước 4
Tiến hành vệ sinh đầu đốt, gas bộ đốt, bộ lọc dầu.
Bước 5
Kiểm tra kỹ càng lượng gió của quạt hút, quạt thổi rồi điều chỉnh cho hợp lý.
2.2. Sử dụng hóa chất vệ sinh lò hơi bao gồm 8 bước:
1
Tháo nắp lò ra và kiểm tra kỹ mật độ cấu cặn
2
Sử dụng hóa chất theo tỉ lệ phù hợp tùy vào cấu tạo và công suất của lò
3
Tiến hành bơm tuần hoàn trộn đều hóa chất (khoảng 8-10h)
4
Trung hòa lượng hóa chất để không gây độc hại và ăn mòn.
5
Kiểm tra lượng pH ở trong dung dịch, từ đó đưa ra lượng trung hòa phù hợp nhất
6
Sau khi thực hiện xong bước 5 tiến hành xả bỏ lượng cấu cặn ở trong lò ra ngoài
7
Bơm nước ra vào liên tục đảm bảo trong lò không còn lượng axit độc hại
8
Sau khi đã hoàn thiện các bước trên tiến hành đo hàm lượng nước đảm bảo độ an toàn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
3. Quy trình kiểm định lò hơi chuẩn xác nhất
Khi tiến hành kiểm định lò hơi dù là thực hiện lần đầu hay theo định kỳ cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện dưới đây:
3.1. Quy trình kiểm định:
Bước 1: Tìm hiểu và kiểm tra kỹ càng hồ sơ cũng như lý lịch của nồi hơi. Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong cũng như bên ngoài của nồi hơi:
Các vết rạn nứt hay méo, lõm, rò rỉ nước tại các mối hàn,…
Tình trạng bị han gỉ và ăn mòn của các bộ phận.
Tình trạng kỹ thuật lớp cách nhiệt của nồi hơi.
Độ bắt các của các thiết bị khi kết nối với nhau.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm (khả năng chịu áp lực). Bước 4: Kiểm tra quá trình vận hành chính xác. Bước 5: Xử lý phù hợp kết quả đo được sau khi đã kiểm định xong.
3.2. Thời hạn kiểm định được quy định:
TRƯỜNG HỢP
THỜI GIAN
Khám xét bên ngoài và bên trong
2 năm 1 lần
Khám xét bên ngoài, bên trong, thử thủy lực
6 năm 1 lần
Kiểm tra vận hành và nồi hơi
1 năm 1 lần
Với trường hợp rút ngắn thời gian kiểm định thì cần ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Hãy đến với Áp lực Đông Anh để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi qua các kênh sau nhé:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ÁP LỰC ĐÔNG ANH
Trụ sở và Nhà máy 1: km 2.5, Quốc lộ 3, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội
Nhà máy 2: Đường TS10/8 KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh